BỘ 08 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP NHẤT KHI ĐI ỨNG TUYỂN KÈM CÁCH TRẢ LỜI

Khi đi phỏng vấn chắc không ít lần bạn gặp phải các câu hỏi chung không liên quan đến chuyên môn. Bạn đừng bất ngờ về điều  này bởi qua các câu hỏi chung này nhà tuyển dụng có thể khái quát được về bản thân ứng viên, cá tính, điểm mạnh, điểm yếu. Và đối với vị trí xuất nhập khẩu thì các câu hỏi phỏng vấn này cũng vẫn lặp lại nhưng cách trả lời sẽ cần tập trung để thể hiện được những tố chất vào nghề xuất nhập khẩu-logistics bạn nhé.

Hãy cùng HAN EXIM tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời phù hợp dưới đây:

1.Vui lòng giới thiệu cho chúng tôi biết về bản thân bạn/anh/chị?

Dù nhà tuyển dụng đã có trong tay CV của bạn nhưng việc hỏi bạn giới thiệu về mình là để họ đối chiếu  những gì bạn viết với thông tin bạn đưa ra. Ngoài ra, câu hỏi này có thể là lời mở đầu ấn tượng của mỗi ứng viên với nhà tuyển dụng.

Hãy bỏ qua câu hỏi ” Xin chào anh/chị, tên em là XYZ đến từ ABC…” Thay vào đó bạn hãy nói về học vấn, chuyên môn, vì sao lại ứng tuyển vào vị trí của công ty họ.

Ví dụ: Em là sinh viên năm cuối trường Đại Học Ngoại Thương, hiện em đã hoàn thành các môn học ở trường và chỉ đợi lấy bằng tốt nghiệp. Trong thời gian này em có thấy thông tin tuyển dụng của công ty trên mạng và cảm thấy rất phù hợp với chuyên ngành em được đào tạo là Kinh Doanh Quốc Tế.

2.Những điểm mạnh lớn nhất của anh/chị là gì?

Câu hỏi về điểm mạnh có thể kiểm tra sự tự tin của mỗi ứng viên, nếu bạn trả lời về điểm mạnh của bản thân mà còn e dè, chậm chạp chắc không ai có thể tin là đó là điểm mạnh của bạn rồi. Để chuẩn bị tốt nhất bạn hãy tự gạch đầu dòng ra các điểm mạnh của mình. Đừng nói với tôi là bạn không có điểm mạnh nào, chúng ta ai cũng có điểm mạnh cả. Nếu vẫn còn chưa liệt kê được hãy phỏng vấn ít nhất 5 người thân xung quanh mình để họ có thể cho bạn biết điểm mạnh của mình là gì.

Điểm mạnh có thể là những nét tính cách tốt của bạn hoặc những kỹ năng/kiến thức nổi bật khiến bạn tự tin.

Ví dụ: Điểm mạnh của em là rất ham học hỏi, hòa đồng với mọi người xung quanh vậy nên trong công việc và cuộc sống em rất hay nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp.  Ngoài ra em cũng là người sống chân thành, em luôn muốn giúp đỡ mọi người nếu có thể. Quan điểm của em là “Cho trước nhận sau”.

Vậy đấy, nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn có muốn nhận nhân viên như vậy không? Say Yes rồi đúng không?

3.Những điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?

Trái lại với điểm mạnh thì câu hỏi điểm yếu lại làm bạn luống cuống bởi vì nếu trả lời thẳng các điểm yếu ra có thể nó sẽ tước đi cơ hội của bạn. Bạn nên chuẩn bị sẵn câu hỏi này nhé.

Về cơ bản, ai cũng có điểm yếu cả. Hãy cố gắng tìm ra điểm yếu ít “hại” đến công việc nhất. Ngay sau khi liệt kê ra điểm yếu thì bạn phải nói luôn về cách mình sẽ cover nó tron thời gian tới.

Ví dụ: Điểm yếu của em là đôi khi thật thà quá khiến mọi người bảo là có chút ngốc ạ. Em hay trả lời thành thật khi được hỏi mà không nghĩ gì quá nhiều hay ẩn ý. Tuy nhiên em tin rằng khi va chạm nhiều hơn thì em sẽ có thể khéo léo hơn.

4. Anh/chị muốn mức lương bao nhiêu?

Trong tất cả các khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu-Logistics đây là câu hỏi phỏng vấn được các bạn học viên hỏi nhiều nhất. Nếu nói thật mức lương mình mong muốn ra thì có vẻ lợi bất cập hại bởi vì:

  • Nói lương cao quá: doanh nghiệp luôn cần thời gian để xem xét về năng lực của ứng viên. Một mức lương cao là điều ai cũng mong muốn nhưng nếu nó đang “cao” so với mặt bằng chung thì có thể Nhà Tuyển Dụng chưa hẳn đã chọn bạn khi có nhiều lời đề nghị hấp dẫn hơn.
  • Nói lương thấp quá: dễ bị hớ, nếu thấp hơn so với mức công ty mong muốn cũng là lợi thế để họ chọn bạn nhưng có thể sau đó bạn không đủ tâm huyết để cống hiến nữa, mất thời gian của cả hai bên.

Giải pháp: mỗi công ty khi tuyển dụng đều có mức lương target cho từng vị trí, bạn hãy mạnh dạn đề xuất theo target của công ty. Chắc chắn rằng sau đó họ sẽ nói rõ mức lương của công ty đặt ra là bao nhiêu. Như thế bạn đã trong tình huống được lựa chọn, suy nghĩ chứ ko phải mình đề xuất và họ suy nghĩ.

5.Tại sao anh chị rời công việc trước kia đã làm?

Với những ứng viên có kinh nghiệm đi làm nhiều nơi trước khi ứng tuyển công ty mới thì chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng lưu ý tới “mức độ” nhảy việc và “lý do” nghỉ việc. Đừng bao giờ nói xấu đồng nghiệp hay lãnh đạo ở công ty cũ với  bất cứ ai nhất là nhà tuyển dụng. Bởi vì họ sẽ nhận ra sau khi bạn nghỉ việc thì bạn có thể sẽ làm như thế với họ.

THAM KHẢO THÊM  NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ (DOCS)

Lời khuyên đó là chúng ta nên nói về những mục tiêu muốn chinh phục trong nghề, môi trường mới, va chạm nghề nghiệp…

6. Thành tựu của anh/chị tại công ty cũ đã làm?

Hãy luôn cố gắng phấn đấu trong công việc tại mỗi vị trí để mình luôn có những thành tựu “đáng nể” ngay cả khi đã dừng chân. Những gì bạn cống hiến đều được ghi nhận trong mặt nhà tuyển dụng. Không phải cứ làm gì lớn lao mới được gọi là “thành tựu”.

  • Đôi khi thành tựu đến từ việc giải quyết những công việc tồn đọng mà người khác chưa làm.
  • Là những ngày tháng vất vả đêm ngày cùng đội nhóm làm dự án mới
  • Là những đóng góp ý tưởng, phần mềm, tuyển dụng nhân sự cho công ty
  • Là những bữa tiệc do mình làm MC, hosting các vị khách quý tại doanh nghiệp
  • Là những buổi tiếp khách doanh nghiệp, làm sự kiện…
  • Anh/chị đã học hỏi được những gì từ kinh nghiệm/công việc trước đây đã làm?

7. Anh chị đã học hỏi được gì từ kinh nghiệm trước đây đã làm?

Hãy nhớ khi đang đi làm ở một công ty nào đó, bạn hãy dành thời gian để hàng tháng/quý review lại công việc và list ra những nhiệm vụ mình được training, hướng dẫn hay đang thực thi. Tất cả sẽ tạo nên kinh nghiệm của bạn để đi ứng tuyển ở các công ty sau này. Nhiều bạn kể cả đi làm lâu nhưng chưa tổng kết được mình có kinh nghiệm gì mà chỉ nói chung chung vị trí mình đảm nhiệm. Ngoài ra việc này còn giúp bạn dễ dàng làm CV ứng tuyển vào mỗi công ty.

8. Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Gần đến cuối buổi phỏng vấn thì Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn còn gì muốn hỏi hoặc cần được giải đáp hay không? Hãy tận dụng cơ hội này để tìm hiểu thêm về công ty. Một số câu hỏi có thể đưa ra như:

Cho em hỏi bên mình đang làm việc với các partner trong hay ngoài nước là chính ạ?

Bên mình hiện đang áp dụng những kênh marketing nào ạ?

Hiện tại bộ phận em làm đang có bao nhiêu nhân sự ạ?

Còn tiếp, hãy cổ vũ cho những bài viết chất lượng của HAN EXIM bằng cách chia sẻ đến những người cần bạn nhé.

—————————————–

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: www.tuhocxuatnhapkhau.com

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *