Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì?
Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa).
Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…)
Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…). Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có.
Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ khi quy tắc này được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu quyết định hàng hóa của doanh nghiệp có được hưởng thuế ưu đãi theo GSP không hoặc có bị áp thuế chống bán phá giá không).
Mục đích của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa?
Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp phải xác định xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, mỗi nước đều có quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho hàng nhập khẩu vào nước mình nhằm phục vụ các mục đích sau:
– Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này).
– Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP).
– Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn).
– Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HƯỚNG DẪN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT.
1. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do hàng hóa Asean (Hiệp định ATIGA) – C/O Mẫu D:
+ Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010.
+ Thông Tư: 24/2012/TT-BCT ngày 17/09/2012 Sửa đổi Thông tư 21/2010/TT-BCT
+ Thông tư 25/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
+ Quyết định 3624/QĐ-BCT ngày 09/12/2019 về việc ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D điện tử.
+ Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/202 Sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
2. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean / china. C/O Mẫu E:
+ Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/5/2007.
+ Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương sửa đổi QĐ 12.
+ Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14/01/2011.
+ Thông tư 37/2011/TT-BCT ngày10/10/2011 sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT.
+ Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
3. Quy tắc xuất xứ Asean – Hàn Quốc. C/O Mẫu AK:
+ Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 08/01/2007.
+ Thông tư số 17/2009/TT-BCT ngày 29/6/2010 của Bộ Công Thương sửa đổi QĐ 02. 2. Quyết định 05/2007/QĐ-BTM ngày 05/10/2007.
+ Thông tư số 38/2009/TTBCT ngày 18/12/2009.
+ Thông tư 13/2019/TT-BCT ngày 31/7/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
4. Quy tắc xuất xứ Asean – Nhật Bản. C/O Mẫu AJ:
+ Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008.
5. Quy tắc xuất xứ Asean – Úc – Niu Di Lân. C/O Mẫu AANZ:
+ Thông tư số 33/2009/TT-BCT ngày 11/11/2009.
+ Thông tư 42/2018/TT-BCT ngày 12/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân
+ Thông tư 07/2020/TT-BCT 30/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân.
6. Quy tắc xuất xứ Asean – Ấn Độ. C/O Mẫu AI:
+ Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010.
7. Quy tắc xuất xứ Việt Nam – Nhật Bản. C/O Mẫu VJ:
+ Thông tư 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009.
8. Quy tắc xuất xứ Việt Nam – Lào. C/O Mẫu S:
+ Quyết định số 865/2004/QĐ-BTM ngày 29/6/2004.
+ Quyết định số 2368/2005/QĐ-BTM ngày 16/9/2005 sửa đổi QĐ 865/2004/QĐ-BTM.
+ Thông tư 04/2010/TT-BCT Ngày ban hành: 25/01/2010 Thực hiện quy tắc xuất xứ trong bản thỏa thuận giữa bộ công thương nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ công thương nước công hòa dân chủ nhân dân Lào về quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khâu Việt Nam – Lào
9. Quy tắc xuất xứ Việt Nam- Camphuchia. C/O Mẫu S và Mẫu X:
+ Thông tư số 17/2011/TT/ BCT ngày 14/4/2011 về quy chế cấp CO mẫu S/X theo Bản thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam-Cambodia (C/O mẫu S Cambodia, C/O mẫu X Việt Nam)
10. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê. C/O Mẫu VC:
+ Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013 hướng dẫn làm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VC (C/O form VC – C/O Vietnam – Chile).
+ Thông tư 05/2015/TT-BCT ngày 27/3/2015 Sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy CNXXHH ban hành kèo theo Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê.
11. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu – C/O Form EAV:
+ Thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 Quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu
+ Thông tư 11/2018/TT-BCT ngày 29/5/2018 Sửa đổi, bổ sung của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu
12. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – C/O form CPTPP:
+ Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2018 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
+ Thông tư 06/2020/TT-BCTngày 24/2/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
13. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – HongKong – C/O form AHK:
+ Thông tư 21/2019/TT-BCT ngày 08/11/2019 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc
14. Quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – C/O form EUR.1:
+ Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
+ Quyết định 1949/QĐ-BCT ngày 24/7/2020 Đính chính Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
15. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba, C/O form VN-CU:
+ Thông tư 08/2020/TT-BCT ngày 08/4/2020 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba.
16. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, C/O form EUR.1 UK:
+ Thông tư 02/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
17. Quy tắc xuất xứ Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực – C/O form RCEP:
+ Thông tư Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
Hy vọng với những văn bản pháp lý này sẽ làm nền tảng giúp các bạn có được những sự tham khảo đúng đắn trong công việc kinh doanh Xuất nhập khẩu – Logistics của doanh nghiệp và công việc cá nhân!