Bạn có biết phương thức thanh toán chuyển tiền T/T (Telegraphic Transferred) là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay, chiếm đến gần 60% trong tỷ trọng các phương thức được doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn. Sở dĩ tỷ lệ này khá cao bởi phương thức này rất dễ áp dụng và cũng tương tự như thanh toán nội địa (có vài điểm khác nhau). Vậy chúng ta cùng bàn về thanh toán TT trong bài viết hôm nay nhé.
1. Khái niệm:
T/T là phương thức thanh toán quốc tế theo đó nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng làm hồ sơ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. Chỉ sau 1-2 ngày nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền thanh toán.
Có 4 bên là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng bên xuất và ngân hàng bên nhập.
2. Phân loại
2.1. T/T trả sau
Trong thực tế, người ta có thể thực hiện chuyển tiền theo một trong hai hình thức: chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước. Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng.
Trong quy trình thực hiện chuyển tiền, vì lý do gì đó có thể khiến người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng thì người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã được chuyển đi và người nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa. Trong trường hợp này, người xuất khẩu bị thiệt hại, trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc người nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
2.2. T/T trả trước
Là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và do đó, người xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng.
Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong và đang trong tình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ.
3. Quy trình thanh toán
3.1 Quy trình thanh toán T/T trả sau:
Giải thích quy trình:
(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hành hóa cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.
(4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán. Ví dụ như:
Người xuất khẩu: thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu, tức là đưa hàng từ kho đến phương tiện vận tải để chuyển đến cảng của người nhập khẩu, trong khi bộ chứng từ hàng hóa thì chuyển trực tiếp cho người nhập khẩu, sau đó họ chỉ còn chờ người nhập khẩu chuyển tiền đến cho mình.
Người nhập khẩu: sau khi nhận hàng chuyển đến sẽ lập lệnh chuyển tiền gởi đến cho ngân hàng phục vụ mình, để yêu cầu ngân hàng này chuyển tiền cho người xuất khẩu, căn cứ vào thông tin được chỉ ra trên lệnh chuyển tiền. Nếu người xuất khẩu gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí trong thanh toán có thể dẫn đến tình trạng chậm lập lệnh chuyển tiền để chuyển tiền thanh toán cho người xuất khẩu.
Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đóng vai trò trung gian thực hiện khâu chuyển tiền theo đề nghị của người nhập khẩu. Khi nhận được lệnh chuyển tiền của người nhập khẩu gởi vào, ngân hàng kiểm tra nếu thấy chứng từ hợp lệ và tài khoản của người nhập khẩu có đủ tiền sẽ tiền hành ghi nợ tài khoản người nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tiền, để ngân hàng bên người xuất khẩu ghi có cho người xuất khẩu, sau đó ngân hàng chuyển tiền sẽ gởi thông báo nợ cho người nhập khẩu.
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò trung gian và là người kết thúc quy trình chuyển tiền bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu, sau khi nhận được chuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền và quy trình chuyển tiền xem như kết thúc.
3.2. Quy trình thanh toán T/T trả trước
Giải thích quy trình:
(1) Người nhập khầu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.
(2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.
(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ có thể nhận hàng.
(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.
Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong và đang trong tình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ.
Hy vọng với phần phân tích trên các bạn đã có cái nhìn toàn diện về Thanh toán chuyển tiền TT trong hoạt động xuất nhập khẩu nhé.
—————————————————————————-
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 0986538963
Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau